Slider

Music

Technology

Pictures

Games

Travel

Motion Design

Category

Ads

Video

Labels

Ads

Latest Posts

[3][recent][one][Lastest Posts]

Find Us On Facebook

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bài viết chọn lọc của chúng tôi

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Blogroll 2

Blogroll

Photobucket

Flickr Images

728x90 AdSpace

Tiêu điểm

Link List

Học hóa qua video

Label

Học hóa qua video

Fashion

Video

Vertical Slider

Latest News

Popular Posts

Tin tức - sự kiện

[6][Tin tức - sự kiện][slider-top-big][Tin tức - sự kiện]

10 vạn câu hỏi vì sao

[4][10 vạn câu hỏi vì sao][slider-top][10 vạn câu hỏi vì sao]
You are here: Home / , Bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric

Bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric

| No comment
 Bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric

 Tác giả Lê Đức Tùng
 THPT Chương Mỹ B
Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển cấu trúc thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn hoá từ tự luận sang trắc nghiệm 100%. Điều đó cũng đồng nghĩa trong vòng 90 phút, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất.Nắm bắt được điều đó, các giảng viên đại học, cao  đẳng, các chuyên gia và các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã xuất bản rất nhiều sách và tài liệu tham khảo về các phương pháp giải nhanh trắc nghiệm. Một vài phương pháp phải kể đến là: bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, phương pháp đường chéo, trung bình, đồ thị và một phương pháp khá hữu hiệu là phương pháp qui đổi. 
- Với xu thế trắc nghiệm khách quan hiện nay thì “ nhanh và chính xác” là hai yếu tố rất quan trọng trong khi làm bài kiểm tra cũng như trong các kì thi. Vì vậy, vận dụng được các phương pháp giải nhanh chưa đủ mà kĩ năng bấm máy tính cũng góp phần vào việc giải nhanh bài tập trắc nghiệm. Trong việc bấm máy tính cũng thể hiện được “phương pháp giải” và “ khả năng tư duy trừu tượng” của học sinh khi làm bài.  Nếu có dịp quan sát học sinh khi làm bài chúng ta không khỏi ngạc nhiên có những học sinh bấm máy tính “nhanh như chớp” và có học sinh bấm máy “chậm như rùa”. - Hơn thế nữa, thông qua các đề thi đại học, cao đẳng hiện nay tôi nhận thấy trong đề thi có nhiều bài tập liên quan đến axit nitric. Và để giải nhanh những bài tập đó chúng ta thường áp dụng phương pháp bảo toàn electron và phương pháp qui đổi.
- Qua 3 năm giảng dạy ở trường THPT kết hợp với những kiến thức tích luỹ được khi ngồi trên giảng đường đại học tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng “ Rèn luyện kĩ năng bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric”.