Error 404 - Not Found
Sorry, but you are looking for something that isn't here.
Kinh nghiệm từ học sinh dở hoá lên đứng đầu lớp về môn hoá
KINH NGHIỆM TỪ HỌC SINH DỞ HOÁ LÊN ĐỨNG ĐẦU LỚP VỀ MÔN HOÁ
Mình đã từng 1 thời là người ngay cả số mol là gì cũng không biết. ^:)^ Nhưng bây giờ mình có thể tự tin giảng giải cho bạn mình về những bài tập cơ bản của hoá. =P~ Xin nói trước mình không phải là 1 học sinh đạt giải hoá gì cả vì mục tiêu của mình là kiến thức để thi đại học.:D
Để học tốt hoá các bạn cần phải nắm rõ những thứ sau.
1. Các công thức tính toán
- Đối với các môn tự nhiên công thức là thứ quan trọng nhất. Nếu bạn không thuộc thì mình bó tay không cách nào giúp bạn được cả.
Mình lấy 1 ví dụ: C% = khối lượng chất tan x 100% / khối lượng dung dịch
Mình đảm bảo là có nhiều bạn vẫn chưa biết khối lượng dung dịch tính như thế nào. ^:)^
Mặc dù chỉ đơn giản là khối lượng dung dịch = khối lượng chất tham gia – khối lượng kết tủa (nếu có) – khối lượng khí thoát ra (nếu có)
Rõ ràng bạn biết công thức tính. Nhưng bạn lại không thể áp dụng được nó. Đó cũng chính là 1 trong những lý do khiến bạn không thể điểm cao được.
2. Phương trình hoá học
Đây có thê nói là thứ làm nên môn hoá. Bạn không biết phương trình là gì, bạn không đoán được sản phẩm. Cùng 1 phản ứng với điều kiện khác nhau ra sản phẩm khác nhau. Bạn cảm thấy nó phiền phức quá và không muốn học? Đó chính là 1 trong những lý do bạn học dở. Bạn phải biết môn hoá không giống toán. Nếu bạn nghĩ lý thuyết môn hoá là không cần thiết thì mình xin lỗi. Đó là 1 suy nghĩ sai lầm. Và các phản ứng sẽ chứng tỏ điều đó. Việc bạn không nắm rõ các phản ứng của môn hoá là yếu tố quyết định khoảng 50% kết quả môn hoá của bạn. [-(
Tuy nhiên không phải là cứ cầm cuốn sách và học vẹt các phương trình như HCl + NaOH → NaCl + H2O. Bạn nên học bằng cách tổng quát những chất có cùng tính chất hoa học đó lên.:D
Ví dụ trên có thể thay bằng Axit + Bazơ → Muối + H2O
Còn những phương trình nào có các điều kiện khác nhau, tạo sản phẩm khác nhau thì mình khuyên các bạn nên lấy sổ tay, hoặc các tờ giấy A4 ra và viết chúng lên đó. Khi nào cần bạn có thể lấy ra xem. Tổng hợp kiến thức là 1 điều cực kỳ quan trọng!
Và ở phần này thì kỹ năng Cân bằng phản ứng oxi hoá khử là 1 điều tối quan trọng. Mình nghĩ các bạn nên luyện tập cân bằng đến mức thành thạo, chỉ cần nhìn thấy nhắm mắt và làm.
3. Các dạng bài tập
Về hoá thì có các dạng bài tập chủ yếu như: Viết chuỗi phản ứng, nhận biết và giải thích hiện tượng, giải toán.
Với mỗi dạng bài tập các bạn cần rèn luyện kỹ năng khác nhau:
*Viết chuỗi phản ứng
- Cần nắm vững tính chất hoa học của từng chất và điều kiện để phản ứng xảy ra:
- Những phương trình ngoại lệ thì bắt buộc phải học thôi, không còn cách nào khác.
*Chú ý điều kiện phản ứng xảy ra là:
+ Có kết tủa
+ Có bay hơi
+ Tạo thành nước hoặc chất điện ly yếu.
*Nhận biết và giải thích hiện tượng:
- Thuộc tính chất vật lý (dĩ nhiên rồi) Vd: BaSO4 không tan màu trắng.
- Thuộc tính chất hoá học đặc trưng của chất đó. Vd: BaSO4 không tan trong axit.
Ví dụ: Cho NaOH vào AlCl3. Hiện tượng xảy ra là xuất hiện kết tủa trắng (tính chất vật lý) sau đó tan dần.
*Giải toán:
- Chỉ có cách là làm nhiều bài tập. Và cứ mỗi lần làm sai bạn hãy nhìn kỹ tại sao mình sai. Và rút ra bài học sau mỗi lần sai đó.
4. Các phương pháp giải nhanh.
- Với việc hoá trở thành môn thi trắc nghiệm thì kỹ năng áp dụng thành thạo phương pháp giải nhanh là không thể không có. Bạn bắt buộc phải học các phương pháp này nếu muốn thi đậu đại học. Nếu nghĩ rằng chỉ cần giỏi trong việc viết phương trình để giải toán là được thì mình khuyên bạn hãy bỏ suy nghĩ tiêu cực đó đi.
- Các phương pháp giải nhanh ban đầu bạn có thể thấy hơi lạ lẫm nhưng cái gì cũng cần phải có thời gian. Có ai 1 lần thành thạo tất cả các phương pháp giải nhanh liền? Rõ ràng là không hề. Chỉ có rèn luyện qua việc giải bài tập, phân tích bài toán, dần dần nó trở thành 1 thối quen và bạn sẽ nhận ra khi nào áp dụng phương pháp nào. Cái vấn đề quan trọng nhất vẫn là thời gian và lòng quyết tâm của bạn.
5. Đam mê
- Đây là thứ khiến bạn có thể học tốt bất cứ môn học nào chỉ cần bạn có đam mê. Bạn chán học hoá có phải là vì bạn không giải được bài, bạn không hiểu gì nó cả và dần dần bạn ghét nó.
- Chắc các bạn cũng biết không hiểu không phải là xấu mà quan trọng là bạn có muốn hiểu nó hay không.
Từ bây giờ mình hy vọng nếu bạn thực sự muốn học hoá
X, bạn phải đam mê nó trước đã. Bạn hãy ghi ra hàng loạt LÝ DO bạn phải thích học môn hoá ra 1 tờ giấy A4 và dán lên tường ngay bây giờ.
Ví dụ: Hoá là một môn thú vị bởi nó gần gũi với đời sống.
Mình xin kết luận lại 1 là hoá là môn rất quan trọng lý thuyết. KHÔNG nắm vững lý thuyết bạn mãi mãi là người thất bại trong môn này!
Bài viết của bạn ngoctienvt
Đăng trên diễn đàn http://vuontoithanhcong.com
Chỉnh sửa bài và ảnh bởi Ngọc Bình
-
Default comments
- Facebook comments

:smile

:sadsmile

:sadsmile

:cool

:wink

:sweating

:speechless

:kiss

:blush

:sleepy

:dull

:angry

:itwasntme

:lipssealed

:hi

:call

:clapping

:rofl

:like

:dislike

:strike
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Xem nhiều
-
Sách giáo khoa Hóa 11 Ban A SGK 11 BAN A-CHUONG 1 SGK 11 ... BAN A-CHUONG 2 SGK 11 BAN A-CHUONG 3 SGK 11 BAN A-CHUONG 4 SGK 11 BAN A-CHUONG 5.. Read more
-
30 kĩ thuật tính toán nhanh ( tổng cộng bộ video day 3 g... giờ 40 phút). Bằng cách xem video 10 phút mỗi ngày bạn có thể tự động cập nhật .. Read more
-
Trong cách viết cấu hình electron: - Bước 1 : Viết theo phâ... ân mức năng lượng 1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s4f5d6p7s5f6d7p (*) - Bước .. Read more
-
Rèn luyện bấm máy tính giải nhanh trắc nghiệm hóa học... c HOÀNG VĂN CHUNG GV THPT chuyên Bên Tre– K17, CAO HỌC ĐHSP HUẾ 21,Lê Quí Đôn, ph.. Read more
-
Dùng chức năng Solve của máy tính Casio fx - 570 ES để... ể giải trắc nghiệm hóa học Hoàng Vằn Chung Giáo viên trường THPT Chuyên Bến Tre Số 21,.. Read more
-
Bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về a... axit nitric Tác giả Lê Đức Tùng THPT Chương Mỹ B Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đà.. Read more