Slider

Music

Technology

Pictures

Games

Travel

Motion Design

Category

Ads

Video

Labels

Ads

Latest Posts

[3][recent][one][Lastest Posts]

Find Us On Facebook

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bài viết chọn lọc của chúng tôi

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Blogroll 2

Blogroll

Photobucket

Flickr Images

728x90 AdSpace

Tiêu điểm

Link List

Học hóa qua video

Label

Học hóa qua video

Fashion

Video

Vertical Slider

Latest News

Popular Posts

Tin tức - sự kiện

[6][Tin tức - sự kiện][slider-top-big][Tin tức - sự kiện]

10 vạn câu hỏi vì sao

[4][10 vạn câu hỏi vì sao][slider-top][10 vạn câu hỏi vì sao]
You are here: Home / , Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học (Số 3)

Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học (Số 3)

| No comment
Kinh nghiệm quản lý và xây dựng đội ngũ giáo viên, đội tuyển học sinh giỏi Hóa học

PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN
GIÁO VIÊN HÓA Ở TRƯỜNG PTTH CHUYÊN
                                                     Trường PTTH chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương

     Việc phát triển chuyên môn của giáo viên hóa nói riêng và giáo viên các môn chuyên nói chung ở trường PTTH chuyên là rất quan trọng và cần thiết, có làm tốt điều đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các trường chuyên ngày càng được nâng cao hơn, tiếp cận được với chương trình dạy học quốc tế tốt hơn.
Trong việc phát triển chuyên môn đối với giáo viên hóa ở trường chuyên, theo tôi cần phải quan tâm tới các yếu tố sau:
I. Yếu tố con người:
Việc tuyển chọn giáo viên về trường chuyên góp phần rất quan trọng về chất lượng phát triển chuyên môn bền vững của giáo viên trường PTTH chuyên. Trong đó chúng ta cần qua tâm đến hai tiêu chuẩn quan trọng đó là:
  1. Có năng lực chuyên môn tốt, điều đó có thể dựa trên một số căn cứ sau:
-         Đã từng là học sinh chuyên hoặc học sinh giỏi ở trường PTTH.
-         Kết quả học tập ở ĐH  đạt loại khá trở lên
-         Kết quả tôt nghiệp loại khá trở lên.
   2. Có ý thức nghề nghiệp tốt, dựa trên các tiêu chí sau:
-         Có ý thức trách nhiệm cao, nghiêm túc, chu đáo trong công việc.
-         Có say mê về chuyên môn.
-         Có tham vọng về chuyên môn.
II. Công tác bồi dưỡng chuyên môn
Việc bồi dưỡng chuyên môn góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực chuyên môn của các giáo viên nói chung và đặc biệt cần thiết đối với giáo viên của các môn chuyên nói riêng. Việc bồi dưỡng chuyên môn phải kết hợp nhiều  phương pháp đồng thời sau đây:
1. Việc tự học, tự bồi dưỡng:
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với giáo viên chuyên là phải biết tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân. Việc đó có thể diễn ra thường xuyên và phù hợp theo điều kiện cụ thể của từng người. Nguồn tài liệu để tự bồi dược là các tài liệu tham khảo, các đề thi HSG quốc gia, quốc tế các năm, các đề thi của ác trường bạn, các chuyên đề của đồng nghiệp,…
2. Thảo luận chuyên môn thường xuyên theo sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng:
a. Hình thức này có thể đạt được các mục tiêu sau:
-         Cùng nhau giải quyết kịp thời các vướng mắc gặp phải trong quá trình giảng dạy về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy.
-         Tự bổ xung cho nhau để cùng nâng cao năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ.
-         Cùng nhau xây dựng ra một chương trình chi tiết, chung về mỗi phần, từng nội dung cần thiết đối với mỗi khối lớp, từng chuyên đề trong giảng dạy và ôn tập.
  b. Về nội dung nên có hai phần:
-       Nội dung giải quyết các vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học.
-       Nội dung theo kế hoạch: đó là những chuyên đề cần được thảo luận đã lên kế hoạch từ trước, đã phân công người chuẩn bị và báo cáo.
3. Bồi dưỡng chuyên môn định kì:
Hình thức này phải do Bộ giáo dục tổ chức định kì hàng năm
a. Về thời gian và hình thức tổ chức
-         Nên tổ chức mỗi năm một lần và tổ chức theo khu vực để thuận tiện trong việc đi lại, hạn chế tốn kém về thời gian và kinh phí.
-         Thời gian nên bố trí vào dịp hè, khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm.
-         Nên gửi nội dung báo cáo chuyên đề về cho giáo viên các trường nghiên cứu trước thi chất lượng đợt hội thảo sẽ cao hơn.
b. Về nội dung
- Cần bồi dưỡng những phần kiến thức chuyên sâu cả về lí thuyết và những bài tập cụ thể (ví dụ bài tập về phóng xạ, nhiệt động học, động học, một số cơ chế mới khó trong hóa hữu cơ, các sự chuyển vị trong phản ứng hữu cơ,…).
- Cần bồi dưỡng những kĩ năng cần thết trong các bài thực hành dạng thi HSG Quốc gia và quốc tế yêu cầu.
- Trao đổ thảo luận về các kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong các nội dung trên thi phần bồi dương các kiến thức chuyên sâu nên mới các chuyên gi đầu ngành và những người tham gia ra đề thi HSG hàng năm để có thể phân tích được mức độ , yêu cầu về kiến thức đối  với đề thi, về cách thức trình bày khi làm bài.
III. Về cơ sở vật chất
Để nâng cao công tác phát triển chuyên môn của giáo viên hóa học ở các trường PTTH chuyên thì phần đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ với nó rất cần thiết và quan trọng.
  1. Hàng tháng, Bộ giáo dục có thể phát hành các tài liệu dưới dạng chuyên đề chuyên sâu hay những vấn đề mới được cập nhật phát về các trường làm cơ sở cho giáo viên tự nghiên cứu.
  2. Bộ giáo dục cần phải xây dựng và công bố hệ thống các dạng bài thực hành cho chương trình chuyên hóa về các trường PTTH chuyên.
  3. Bộ giáo dục cần phải trang bị đồng bộ hệ thống các thiêt bị và hóa chất chuẩn về các trường. Chỉ khi đó mới có thể đáp ứng được cho việc thi học sinh giỏi về phần thức hành, khi đó giáo viên chuyên hóa mới có cơ sở để rèn luyện kĩ năng thực hành và dạy thực hành cho học sinh giỏi, Chất lượng của giáo viên được nâng cao, chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của chúng tôi về công tác phát triển chuyên môn giáo viên hóa ở các trường chuyên.