Slider

Music

Technology

Pictures

Games

Travel

Motion Design

Category

Ads

Video

Labels

Ads

Latest Posts

[3][recent][one][Lastest Posts]

Find Us On Facebook

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bài viết chọn lọc của chúng tôi

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Blogroll 2

Blogroll

Photobucket

Flickr Images

728x90 AdSpace

Tiêu điểm

Link List

Học hóa qua video

Label

Học hóa qua video

Fashion

Video

Vertical Slider

Latest News

Popular Posts

Tin tức - sự kiện

[6][Tin tức - sự kiện][slider-top-big][Tin tức - sự kiện]

10 vạn câu hỏi vì sao

[4][10 vạn câu hỏi vì sao][slider-top][10 vạn câu hỏi vì sao]
You are here: Home / , Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học (Số 2)

Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học (Số 2)

| No comment
KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Bài viết này của chúng tôi nhằm trao đổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Với kết quả khiêm tốn của đội tuyển hóa trường Amsterdam chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm như sau:
I. PHÂN TÍCH RÕ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Có sự quan tâm của lãnh đạo sở, trường:
+ Ưu tiên giáo viên dạy môn chuyên, giảm số giờ lên lớp
+ Giáo viên có giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế ưu tiên lên lương sớm.
- Đầu tư cơ sở vật chất: Trường Amsterdam được xây mới trang thiết bị hiện đại xứng với tầm quốc tế
- Công tác tuyển chọn bồi dưỡng giáo viên được chú ý: Thu hút các giáo viên giỏi có kính nghiệm dạy đội tuyển quốc gia, có năng lực có học sinh đi thi quốc tế ở các tỉnh khác được thành phố Hà Nội tiếp nhận chuyển công tác từ các tỉnh, thành phố khác theo chế độ ưu đãi . Hàng năm cử giáo viên đi tập huấn các chương trình nâng cao, hoặc tham gia học tập ở nước ngoài nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết thực tế của giáo viên.
- Học sinh được tuyển chọn tốt: Mặt bằng học sinh tuyển vào các trường chuyên Hà Nội có chất lượng cao.
- Học sinh giỏi được chọn lọc bồi dưỡng từ khối THCS chất lượng cao của Amsterdam và các đội tuyển  của các quận, huyện.
- Các kỳ thi đầu vào cấp THCS và THPT chuyên nghiêm túc đánh giá đúng năng lực.
2. Khó khăn
- Tính thực dụng của học sinh và phụ huynh: Mục tiêu của phụ huynh và học sinh chuyên là đỗ đại học có danh tiếng trong nước hoặc đầu tư vào việc đi du học.
-  Chế độ đãi ngộ với giáo viên và học sinh giỏi chưa hợp lý:
Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia trả theo chế độ nhà nước thấp so với sự đầu tư chất xám và thời gian.
Học sinh đoạt giải không được tuyển sinh thẳng vào Đại học.
- Đội ngũ giáo viên dạy chuyên cũng thiếu và chưa được động viên khuyến khích kịp thời.
II. VẬN DỤNG LINH HOẠT TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG VÀ TUYỂN CHỌN
1. Bồi dưỡng:
- Xuất phát từ mục tiêu của học sinh chọn đi du học hoặc thi đại học cho đỡ mạo hiểm, chúng tôi tập trung chương trình chuyên sâu vào năm lớp 10 và đầu lớp 11: Khi đó học sinh chưa áp lực với việc thi đại học và đi du học.
- Sau đó bồi dưỡng chuyên biệt với các học sinh say mê và có năng lực. Chúng tôi áp dụng các biện pháp để có thể bồi dưỡng những học sinh đó như: Giao bài riêng tại lớp, hướng dẫn đọc tài liệu theo chuyên đề và có bài tập kèm theo. Khi cần có thể kèm riêng từng em ở nhà.
2. Tuyển chọn:
Trong khi bồi dưỡng cấp tập kiến thức ở lớp 10 sẽ phát hiện học sinh yêu thích và có năng lực, từ đó có kế hoạch động viên khuyến khích kịp thời và bồi dưỡng chuyên biệt.
Hàng năm sở giáo dục tổ chức kỳ thi chon học sinh giỏi lớp 12 và chọn đội tuyển Quốc gia sớm vào giữa học kỳ I, học sinh được tuyển chọn có thời gian tập trung vào môn chuyên hơn, thời gian bồi dưỡng nhiều hơn.
Sau khi thành lập đội tuyển, sở giáo dục tổ chức tập huấn theo lịch và chương trình cụ thể.
Đội ngũ giáo viên tham gia dạy đội tuyển được sự lựa chọn theo từng chuyên đề chuyên sâu là thế mạnh của từng giáo viên để không phải mất nhiều thời gian soạn mà lại tích lũy được kinh nghiệm sau mỗi năm.
3. Công tác xã hội hóa:
+ Mời các giáo sư các trường Đại học để bồi dưỡng chuyên sâu theo từng phân môn cho giáo viên và học sinh.
+ Mời sinh viên chuyên ngành đã từng đạt giải cao trong kỳ thi Quốc gia, Quốc tế tham gia nói chuyện trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng các lớp đàn em. Nếu cần có thể cho kèm riêng các em.
+ Ban phụ huynh lớp có phần thưởng động viên các  học sinh đạt giải cao sau mỗi học kì.
+ Đối với những học sinh có năng lực và ham thích bộ môn thì tư vấn cho gia đình đầu tư cho con học như
Học trước các môn thi đại học để học sinh yên tâm với việc thi đỗ đại học không bị áp lực khi tham gia thi học sinh giỏi quốc gia.
Bồi dưỡng riêng môn chuyên theo cách bồi dưỡng chuyên biệt.
4. Giáo viên:
- Cuối cùng và quan trọng hơn cả là người thầy lãnh đội và trực tiếp giảng dạy học sinh giỏi phải có năng lực và sự đam mê tâm huyết, có niềm tin để là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh.
- Người thầy biết khơi nguồn sáng tạo cho học sinh, làm  cho học sinh đam mê, luôn quan tâm đến học sinh, động viên kịp thời và chỉ bảo ân cần.
- Cần nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để kịp thời uốn nắn bổ sung. Có thể cho thêm bài riêng để luyện khắc phục các điểm yếu của học sinh.
- Giáo viên bồi dưỡng đội tuyển cần thường xuyên đọc tài liệu tụ nâng cao trình độ để đáp ứng được với yêu cầu công việc đòi hỏi ngày càng cao này. Mặt khác hiểu biết của học sinh ngày càng rộng, người giáo viên cần có trình độ hiểu biết sâu và rộng mới có sức thuyết phục với đối tượng học sinh giỏi.
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
- Có chế độ đãi ngộ với học sinh đạt giải:
+ Học sinh có giải quốc gia được vào thẳng đại học vì rất xứng đáng.
+ Học sinh có giải quốc tế  được cấp học bổng, được học ở các trường có uy tín ở nước ngoài.
- Có chế độ ưu đãi với các giáo viên dạy chuyên và giáo viên lãnh đội có giải cao
+ Bồi dưỡng thù lao cho giáo viên xứng đáng với công sức và sự đầu tư chất xám.
+ Động viên khuyến khích kịp thời với giáo viên có học sinh đi thi quốc tế như một xuất quan sát viên do kinh phí của Bộ (một nửa) và của tỉnh thành phố (một nửa)
- Nội dung thi chọn học sinh giỏi Quốc gia cần có giới hạn để giáo viên và học sinh có định hướng trong việc bồi dưỡng và ôn luyện.